
Định hướng nghề nghiệp – Chuyện xưa nhưng chưa bao giờ cũ
Ngày trước người ta hay nói “làm việc vì đam mê thì tiền sẽ tự đến” (“the more enjoyment you get out of your work, the more money you will make” – Mark Twain), “làm việc mình yêu thích thì đó không còn là làm việc nữa” (“If you do what you love, you’ll never work a day in your life” – Marc Anthony),… Thế nhưng câu hỏi khó là, đam mê của mình là gì và nếu chưa có, làm sao để tìm được thứ mà mình đam mê? Quan trọng là có thực sự làm vì đam mê thì tiền sẽ tự đến hay không? Đam mê tiền thì sao?
Ikigai, một triết lý của người Nhật, được nổi lên như là để trả lời cho câu hỏi mình nên theo đuổi điều gì thông qua 4 vòng tròn (what you love, what you are good at, what you can be paid for, what the world needs). Tuy nhiên triết lý này vẫn có vẻ rất xa vời và câu hỏi quan trọng là “what you love” vẫn không được trả lời thỏa đáng.
Một số người có lẽ sẽ rất dễ dàng xác định được đam mê của mình. Tuy nhiên vẫn còn đại đa số các cá nhân vẫn đang vật vã không thực sự biết mình thích gì. Những bạn này cũng cố gắng thử làm hết việc này đến việc khác, nhưng vẫn không tìm ra được việc mình thích. Hơn nữa, có người họ nghĩ mình thích cái này, nhưng làm một thời gian lại cảm thấy mình thích cái kia hơn,… cuối cùng là không đi đến đâu. Những người này có thể cảm thấy bản thân là người không kiên định, nhưng thật ra chung quy là họ vẫn chưa hiểu rõ được bản thân mình và cách đam mê hình thành.
Quan trọng hơn hết, rất nhiều người nhầm tưởng việc mình đang làm không phải việc mình đam mê, có khi do mình chưa hiểu rõ bản thân mình, chưa nhìn rõ được mục tiêu của mình.
Cho nên có một mô hình đơn giản hơn để mọi người tìm kiếm công việc yêu thích của mình:
- Skill: Mình có những kỹ năng mà công việc đòi hỏi hay không? Những kỹ năng nào mình có khả năng phát triển?
- Culture: Một người coi trọng sáng tạo sẽ khó hòa hợp với môi trường làm việc gò bó theo quy trình…
- Dream: Bạn có ước mơ đi nước ngoài, hay bạn thích đi du lịch, bạn thích cảm giác đạt được thành tựu,…
Culture + Dream = Value
Đây là sự giao thoa giữa giá trị bạn muốn xây dựng (Culture) và khát vọng, ước mơ của bạn (Dream). Khi bạn sống và làm việc theo những giá trị văn hóa mà bạn trân trọng, đồng thời hướng đến những ước mơ lớn, bạn sẽ tạo ra giá trị bền vững cho bản thân và cộng đồng. Ví dụ:
- Bạn coi trọng văn hóa trách nhiệm và công bằng (Culture), ước mơ của bạn là cải thiện đời sống xã hội (Dream) → Công việc phù hợp có thể là trong tổ chức phi chính phủ.
- Bạn yêu thích sáng tạo và đổi mới (Culture), mơ ước được tự do tài chính (Dream) → Bạn có thể phù hợp làm startup founder.
Culture + Skill = Compatibility
Đây là sự tương thích giữa giá trị văn hóa của môi trường công việc và khả năng của bạn. Khi kỹ năng của bạn (Skill) phù hợp với những kỳ vọng văn hóa của môi trường, bạn dễ dàng hòa nhập và phát triển:
- Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục (Skill) kết hợp với văn hóa cởi mở và trọng thị khách hàng (Culture) → Bạn sẽ thành công trong các ngành dịch vụ, tư vấn hoặc sales.
Một kỹ năng mọi người hay nhầm lẫn, đó là phải giao tiếp giỏi, nói nhiều mới làm kinh doanh được. Thực tế nó rất là tùy vào ngành và bản chất của mô hình kinh doanh. Nếu bạn làm dịch vụ, sự trung thực và uy tín là tối quan trọng có thể đem lại lượng KH vô hạn (word of mouth).
Skill + Dream = Capacity
Đây là khả năng biến ước mơ thành hiện thực nhờ kỹ năng. Ước mơ của bạn sẽ không chỉ là ý tưởng nếu bạn sở hữu những kỹ năng cụ thể để thực hiện nó:
- Ước mơ được đi du lịch thế giới (Dream) + Kỹ năng viết lách và quản lý nội dung (Skill) → Có thể trở thành travel blogger.
- Ước mơ đóng góp cho cộng đồng thông qua công nghệ (Dream) + Kỹ năng lập trình (Skill) → Có thể xây dựng các ứng dụng phi lợi nhuận.
Như vậy, ít nhất với mô hình trên, bạn chưa cần biết đam mê của mình là gì thì bạn cũng có thể tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân.
Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy đam mê thật ra cũng nằm trong đó. Thật ra cách thức đam mê hình thành nó không như mọi người vẫn hay nghĩ. Đam mê không tự nhiên có. Nó bắt đầu từ những thành công nhỏ bạn đạt được, hoặc những giá trị mà bạn theo đuổi. Ví dụ, bạn có thể đam mê sáng tạo, theo đuổi sự hoàn hảo, hoặc tìm kiếm công bằng xã hội.
Trong mô hình trên, đam mê của bạn chính là nằm ở Culture + Dream = Value, tức là Value bạn hướng đến cho bản thân, hoặc Value bạn muốn tạo ra.
Nếu bạn vẫn chưa rõ đam mê của mình, có thể thử trả lời những câu hỏi sau:
- Đâu là những giá trị nền tảng mà bạn theo đuổi? (trung thực, hạnh phúc, hoàn hảo, sáng tạo,…)
- Bạn vui nhất khi nào?
- Bạn muốn người khác nghĩ về mình như thế nào?
- Những khi nào bạn cảm thấy bản thân mình có giá trị?
Và luôn nhớ rằng, đam mê không phải là làm đúng việc mình thích, mà là làm việc phù hợp với giá trị mà mình theo đuổi.
PS1: thật ra “what you love” của người Nhật họ ý khác nhưng hầu hết các bài viết dùng Ikigai trong việc chọn job đều hướng về đam mê, kết quả là vẫn bế tắc giống những câu hỏi đầu tiên.
PS2: câu “the more enjoyment you get out of your work, the more money you will make” có lẽ hơi quá lý tưởng. Câu này nên được viết thành “the more enjoyment you get out of your work, the more value you will make for yourself”.
Lý Trọng Văn
TP.HCM, 25/01/2025
Ngày trước người ta hay nói “làm việc vì đam mê thì tiền sẽ tự đến” (“the more enjoyment you get out of your work, the more money you will make” – Mark Twain), “làm việc mình yêu thích thì đó không còn là làm việc nữa” (“If you do what you love, you’ll never work a day in your life” – Marc Anthony),… Thế nhưng câu hỏi khó là, đam mê của mình là gì và nếu chưa có, làm sao để tìm được thứ mà mình đam mê? Quan trọng là có thực sự làm vì đam mê thì tiền sẽ tự đến hay không? Đam mê tiền thì sao?
Ikigai, một triết lý của người Nhật, được nổi lên như là để trả lời cho câu hỏi mình nên theo đuổi điều gì thông qua 4 vòng tròn (what you love, what you are good at, what you can be paid for, what the world needs). Tuy nhiên triết lý này vẫn có vẻ rất xa vời và câu hỏi quan trọng là “what you love” vẫn không được trả lời thỏa đáng.
Một số người có lẽ sẽ rất dễ dàng xác định được đam mê của mình. Tuy nhiên vẫn còn đại đa số các cá nhân vẫn đang vật vã không thực sự biết mình thích gì. Những bạn này cũng cố gắng thử làm hết việc này đến việc khác, nhưng vẫn không tìm ra được việc mình thích. Hơn nữa, có người họ nghĩ mình thích cái này, nhưng làm một thời gian lại cảm thấy mình thích cái kia hơn,… cuối cùng là không đi đến đâu. Những người này có thể cảm thấy bản thân là người không kiên định, nhưng thật ra chung quy là họ vẫn chưa hiểu rõ được bản thân mình và cách đam mê hình thành.
Quan trọng hơn hết, rất nhiều người nhầm tưởng việc mình đang làm không phải việc mình đam mê, có khi do mình chưa hiểu rõ bản thân mình, chưa nhìn rõ được mục tiêu của mình.
Cho nên có một mô hình đơn giản hơn để mọi người tìm kiếm công việc yêu thích của mình:
- Skill: Mình có những kỹ năng mà công việc đòi hỏi hay không? Những kỹ năng nào mình có khả năng phát triển?
- Culture: Một người coi trọng sáng tạo sẽ khó hòa hợp với môi trường làm việc gò bó theo quy trình…
- Dream: Bạn có ước mơ đi nước ngoài, hay bạn thích đi du lịch, bạn thích cảm giác đạt được thành tựu,…
Culture + Dream = Value
Đây là sự giao thoa giữa giá trị bạn muốn xây dựng (Culture) và khát vọng, ước mơ của bạn (Dream). Khi bạn sống và làm việc theo những giá trị văn hóa mà bạn trân trọng, đồng thời hướng đến những ước mơ lớn, bạn sẽ tạo ra giá trị bền vững cho bản thân và cộng đồng. Ví dụ:
- Bạn coi trọng văn hóa trách nhiệm và công bằng (Culture), ước mơ của bạn là cải thiện đời sống xã hội (Dream) → Công việc phù hợp có thể là trong tổ chức phi chính phủ.
- Bạn yêu thích sáng tạo và đổi mới (Culture), mơ ước được tự do tài chính (Dream) → Bạn có thể phù hợp làm startup founder.
Culture + Skill = Compatibility
Đây là sự tương thích giữa giá trị văn hóa của môi trường công việc và khả năng của bạn. Khi kỹ năng của bạn (Skill) phù hợp với những kỳ vọng văn hóa của môi trường, bạn dễ dàng hòa nhập và phát triển:
- Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục (Skill) kết hợp với văn hóa cởi mở và trọng thị khách hàng (Culture) → Bạn sẽ thành công trong các ngành dịch vụ, tư vấn hoặc sales.
Một kỹ năng mọi người hay nhầm lẫn, đó là phải giao tiếp giỏi, nói nhiều mới làm kinh doanh được. Thực tế nó rất là tùy vào ngành và bản chất của mô hình kinh doanh. Nếu bạn làm dịch vụ, sự trung thực và uy tín là tối quan trọng có thể đem lại lượng KH vô hạn (word of mouth).
Skill + Dream = Capacity
Đây là khả năng biến ước mơ thành hiện thực nhờ kỹ năng. Ước mơ của bạn sẽ không chỉ là ý tưởng nếu bạn sở hữu những kỹ năng cụ thể để thực hiện nó:
- Ước mơ được đi du lịch thế giới (Dream) + Kỹ năng viết lách và quản lý nội dung (Skill) → Có thể trở thành travel blogger.
- Ước mơ đóng góp cho cộng đồng thông qua công nghệ (Dream) + Kỹ năng lập trình (Skill) → Có thể xây dựng các ứng dụng phi lợi nhuận.
Như vậy, ít nhất với mô hình trên, bạn chưa cần biết đam mê của mình là gì thì bạn cũng có thể tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân.
Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy đam mê thật ra cũng nằm trong đó. Thật ra cách thức đam mê hình thành nó không như mọi người vẫn hay nghĩ. Đam mê không tự nhiên có. Nó bắt đầu từ những thành công nhỏ bạn đạt được, hoặc những giá trị mà bạn theo đuổi. Ví dụ, bạn có thể đam mê sáng tạo, theo đuổi sự hoàn hảo, hoặc tìm kiếm công bằng xã hội.
Trong mô hình trên, đam mê của bạn chính là nằm ở Culture + Dream = Value, tức là Value bạn hướng đến cho bản thân, hoặc Value bạn muốn tạo ra.
Nếu bạn vẫn chưa rõ đam mê của mình, có thể thử trả lời những câu hỏi sau:
- Đâu là những giá trị nền tảng mà bạn theo đuổi? (trung thực, hạnh phúc, hoàn hảo, sáng tạo,…)
- Bạn vui nhất khi nào?
- Bạn muốn người khác nghĩ về mình như thế nào?
- Những khi nào bạn cảm thấy bản thân mình có giá trị?
Và luôn nhớ rằng, đam mê không phải là làm đúng việc mình thích, mà là làm việc phù hợp với giá trị mà mình theo đuổi.
PS1: thật ra “what you love” của người Nhật họ ý khác nhưng hầu hết các bài viết dùng Ikigai trong việc chọn job đều hướng về đam mê, kết quả là vẫn bế tắc giống những câu hỏi đầu tiên.
PS2: câu “the more enjoyment you get out of your work, the more money you will make” có lẽ hơi quá lý tưởng. Câu này nên được viết thành “the more enjoyment you get out of your work, the more value you will make for yourself”.
Lý Trọng Văn
TP.HCM, 25/01/2025